Điều hòa là thiết bị điện gia dụng được sử dụng đại trà hiện nay. Đặc biệt là tại các thành phố có mật độ dân số cao. Mỗi khi mùa hè đến, nhiệt độ tỏa ra từ nhà kính, mặt đường, ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ tăng cao. Do vậy, để giảm nhiệt trong phòng, lắp điều hòa là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thiết bị điện tử này sẽ gặp vài lỗi nhỏ. Dưới đây dieuhoa.vip sẽ liệt kê những lỗi thường gặp nhất khi dùng điều hòa. Những phương pháp giữ gìn tuổi thọ điều hòa. Và không thể thiếu là cách sửa điều hòa đơn giản tại nhà.
Những hoạt động cần làm để tăng tuổi thọ điều hòa
Giống như những đồ điện tử khác, nếu bạn sử dụng liên tục trong thời gian dài thì chỉ cần bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, điều hòa là thiết bị dùng theo mùa. Đa số khi mùa hè tới, điều hòa mới được dùng với thời gian tối đa. Khi cái nóng qua đi, điều hòa sẽ có một thời gian dài để nghỉ ngơi. Thời gian này có thể kéo dài lên tới 6 – 7 tháng. Do vậy, để kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ phải lưu ý làm một số hoạt động đặc biệt.
Khi điều hòa hoạt động cả mùa hè, bụi bẩn, nấm mốc, hơi nước, rác thải, nước lỏng… đã tích tụ nhiều trong các tấm lưới chắn và ở trong cả bộ phận của điều hòa. Chính vì lý do đó, trước khi cho điều hòa ngủ đông, bạn hãy tháo những bộ phận trên ra. Thực hiện vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, khô ráo. Các hoạt động phải làm chủ yếu là:
- Ngắt nguồn điện, lau chùi bề mặt điều hòa từ trong ra ngoài.
- Vệ sinh tấm lọc gió, lọc bụi rồi lắp lại vào máy.
- Cắm điện, bật chế độ Fan Mode để các bộ phận được khô ráo trước khi nghỉ ngơi. Sau đó ngắt nguồn điện vào điều hòa.
- Tháo pin điều khiển điều hòa để tránh pin bị chảy nước, gây hỏng vi mạch.
- Cứ sau khoảng 1 tháng, bật lại chế độ Fan Mode. Gió tạo ra sẽ loại bỏ đi các bụi bẩn đọng trong điều hòa.
Các lỗi thường gặp và cách sửa điều hòa đơn giản tại nhà
Cách sửa điều hòa khi làm mát yếu hoặc không làm mát
Đến một khoảng thời gian bạn chợt nhận ra điều hòa của phòng làm mát cực kém. Điều hòa vẫn chạy 100% công suất nhưng không khí trong phòng ngột ngạt, nóng bức. Đầu tiên, chưa chắc đã là do điều hòa. Hãy chắc chắn không gian của bạn là không gian kín. Các cửa đã được đóng hết, ngăn chặn khe hở. Rèm cửa đã được kéo ra để tránh ánh nắng phản chiếu trực tiếp.
Nếu căn phòng đã kín gần như hoàn toàn nhưng vẫn nóng, vậy thì hãy kiểm tra điều hòa. Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể là:
- Điều hòa thiếu gas do đường ống dẫn gas bị nghẹt hoặc gas đã rò rỉ trong quá trình sử dụng.
- Lọc gió và dàn lạnh bị treo khiến luồng khí lạnh không được phả vào phòng.
- Thiếu lượng không khí khi đi qua dàn lạnh.
- Dàn ngưng tụ bị bẩn.
- Máy nén hoạt động yếu.
- Quá nhiều thiết bị kết nối khiến tải quá nặng, không đủ điện năng cung cấp cho máy hoạt động.
Cách sửa điều hòa trong trường hợp này:
- Xem xét lại hệ thống đường ống dẫn gas. Hút chân không và bơm lại gas nếu cần thiết.
- Thực hiện lau chùi, vệ sinh các tấm lọc gió và các dàn lạnh.
- Loại bỏ những thiết bị gây cản trở dòng khí tản nhiệt.
- Phân bố lại mạng lưới điện hợp lý. Tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết. Nếu có thể thì lắp thêm Li-oa để ổn định dòng điện.
Sửa điều hòa khi máy nén chạy quá ồn
Vừa khởi động điều hòa bạn đã thấy âm thanh ầm ầm từ dàn nóng bên ngoài. Nguyên nhân tạo ra điều này có thể đơn giản là dùng lâu ngày khiến bu lông, ốc vít bị lỏng. Hoặc bộ phận nào đó bên trong máy nén đã bị hỏng, khiến máy chạy không ổn định. Thừa gas cũng khiến máy chạy lớn tiếng. Ma sát giữa đường ống chạy và vỏ máy cũng có thể gây tiếng ồn.
Để sửa điều hòa trong trường hợp này, bạn có thể xem lại vị trí các ốc vít xem đã chặt chưa. Cố định lại các đường ống dẫn để chúng nằm im. Đặt dàn nóng trên một bề mặt phẳng. Dọn dẹp vệ sinh không gian xung quanh dàn nóng. Xả lượng gas thừa ra ngoài. Hoặc nếu máy nén đã sử dụng quá lâu, hay thay bản mới nếu cần thiết.
Sửa điều hòa khi nhiệt độ quá thấp
Vào những ngày mát nhẹ, bạn vẫn muốn bật điều hòa nhưng để nhiệt độ 28 – 30 độ mà vẫn lạnh. Hiện tượng dàn lạnh điều hòa và điều khiển điều hòa hiển thị nhiệt độ cao nhưng không gian vẫn quá lạnh là tình trạng tương đối phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cảm biến nhiệt của điều hòa gặp vấn đề. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, hậu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, tiêu hao quá nhiều điện năng sẽ ảnh hưởng tới hóa đơn điện.
Sửa điều hòa trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải cần sự trợ giúp từ đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Cảm biến nhiệt trong điều hòa là bộ phận nhỏ nhưng vô cùng nhạy cảm. Để chạm được vào cảm biến cần có những dụng cụ chuyên dụng. Bạn không nên tự ý tháo lắp các bộ phận để kiểm tra vì có thể gây hỏng gãy các bộ phận khác.
Ngoài những lỗi trên, điều hòa có thể gặp thêm các hiện tượng như quạt của dàn nóng không chạy, quạt của dàn lạnh không chạy, nhiệt độ trong phòng không lạnh nhưng vẫn có khí được thổi vào phòng từ thân điều hòa… Đây đều là những hiện tượng cần sự trợ giúp của kỹ thuật viên sửa điều hòa. Vì vậy, nếu bạn không tự tin về khả năng phán đoán bệnh và cách chữa, hãy liên hệ tới những đơn vị sửa điều hòa chuyên nghiệp. Thiết bị của bạn sẽ được khám toàn diện và bảo dưỡng.