Cách bảo vệ cục nóng điều hòa Funiki ngoài trời

Khi lắp hệ thống điều hòa, dàn lạnh sẽ được đặt trong phòng, dàn nóng treo ở bên ngoài. Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc để ngoài như vậy thì có vấn đề gì xảy ra không? Tất nhiên, nếu để dàn nóng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mưa rơi thì không thể dùng lâu bền. Bài viết này dieuhoa.vip sẽ chỉ bạn những lưu ý cần biết để bảo vệ cục nóng điều hòa Funiki ngoài trời. 

Cấu tạo của cục nóng điều hòa Funiki

Cấu tạo của cục nóng điều hòa Funiki
Cấu tạo của cục nóng điều hòa Funiki

Cục nóng điều hòa là gì?

Cục nóng điều hòa hay gọi tắt là dàn nóng, là bộ phận chuyên làm nhiệm vụ chuyển hơi nóng từ căn phòng ra môi trường bên ngoài; đảm bảo quá trình hoạt động của điều hòa diễn ra liên tục. 

Cấu tạo của cục nóng điều hòa

Cục nóng của điều hòa bao gồm những bộ phận sau:

  • Block
  • Tụ kích Block.
  • Lá nhôm.
  • Quạt cục nóng
  • Cáp.
  • Đầu rắc co bắt ống đồng kết nối với cục lạnh.
  • Vỏ bảo vệ.
  • Chân bắt giá đỡ để giảm tiếng ồn, rung lắc và giật trong quá trình hoạt động. 
  • Lá tản nhiệt.
  • Với những máy điều hòa 2 chiều còn có van đảo chiều. 
  • Những dòng máy inverter tiết kiệm điện và những dòng máy công nghệ mới có thêm bo mạch. 
  • Điều hòa công suất lớn có thêm khởi động từ. 

Tổng thể khi quan sát ở bên ngoài sẽ thấy dàn nóng được bảo vệ bằng lớp sơn tĩnh điện thường có màu trắng. Màu trắng này có tác dụng hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt trong mùa hè. Phía đáy là mặt sàn đỡ có chân bắt giá đỡ để cố định cục nóng khi lắp đặt. Bên trong hộp hình vuông hay chữ nhật là các linh kiện: máy nén, cánh quạt, block, động cơ quạt tản nhiệt…

Cách bảo vệ cục nóng điều hòa Funiki ngoài trời
Cách bảo vệ cục nóng điều hòa Funiki ngoài trời

 

Lắp đặt cục nóng điều hòa Funiki dưới mái che

Do tính chất hoạt động nên ảnh hưởng của vị trí lắp đặt cục nóng điều hòa Funiki đến quá trình hoạt động của thiết bị là rất lớn. Cục nóng điều hòa làm chức năng dẫn nhiệt độ cao từ trong phòng ra ngoài. Nếu nhiệt độ xung quanh dàn nóng quá cao thì khả năng thoát nhiệt càng kém. Từ đó, hiệu suất làm việc của dàn nóng và cả hệ thống điều hòa bị giảm xuống. 

Cục nóng điều hòa được lắp ở bên ngoài phòng. Chúng tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí. Để hạn chế sự phá hủy của các hợp chất hóa học, hơi nước và nhiệt độ thì nên đặt chúng dưới mái che, bóng râm của cây có mái. 

Cục nóng điều hòa nên cách tường ít nhất 10cm. Khi đặt trên sàn nhà, phải đảm bảo có tấm chống rung. Đặt trên mặt sàn bằng phẳng để không bị rung lắc, đổ vỡ trong quá trình hoạt động. Khi treo trên tường phải có kệ đỡ chắc chắn, cân bằng. Đinh vít vào kệ phải phù hợp, đảm bảo vững chắc khi dàn nóng hoạt động. 

Vị trí lắp đặt phù hợp giữa dàn nóng và dàn lạnh

Bạn có thắc mắc là dàn lạnh lắp trong phòng thì dàn nóng có nên lắp trong phòng hay không? Thực ra, dàn nóng có thể lắp được trong phòng, nhưng là phòng chuyên dùng cho dàn nóng. Tức là phải thiết kế dạng mở, thoáng khí. 

Dàn nóng không nên lắp trong không gian nhà, cho dù là khác phòng với dàn lạnh. Chức năng của dàn nóng là tỏa nhiệt. Nếu lắp trong nhà thì vô tình làm nhiệt độ trong không gian nhà trở nên nóng bức. Dàn lạnh và máy nén phải làm việc hết công suất liên tục để duy trì nhiệt độ cài đặt. Điều này khiến chức năng tiết kiệm điện không được phát huy và các bộ phận đều bị giảm tuổi thọ hoạt động. 

Không được lắp dàn nóng điều hòa Funiki cao hơn dàn lạnh. Nếu thực hiện lắp đặt ngược lại, khí gas trong hệ thống điều hòa sẽ thoát hết ra ngoài. Đồng thời block nén môi chất lạnh tuần hoàn sẽ lẫn cả dầu của máy và chảy ngược vào trong dàn lạnh. Người ta khuyên rằng chiều cao tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh không nên vượt quá 12m. 

Bảo dưỡng cục nóng điều hòa Funiki thường xuyên

Bảo dưỡng cục nóng điều hòa Funiki thường xuyên
Bảo dưỡng cục nóng điều hòa Funiki thường xuyên

Dàn nóng của điều hòa Funiki tiếp xúc với môi trường ngoài gần như 100% thời gian. Do đó, không thể tránh khỏi việc những con côn trùng, lá cây, sỏi đá vô tình lọt vào trong hộp. Nếu nhẹ thì chúng có thể tự thoát ra ngoài. Nặng hơn chút thì làm tốc độ quay của cánh quạt bị chậm lại. Và xấu nhất là khiến cánh quạt bị kẹt cứng, vỡ cánh hay hỏng hóng không hoạt động. 

Mặc dù Funiki vẫn không ngừng nâng cấp, cải tiến trong thiết kế và công nghệ để giảm thiểu tối đa hiện tượng này nhưng môi trường tự nhiên là tổ hợp những thứ phức tạp mà con người không thể nắm bắt hoàn toàn. Vì vậy, hoạt động bảo dưỡng cục nóng điều hòa là việc mà người dùng nên làm. Đó không chỉ là lau chùi bụi bẩn mà còn phải tháo dỡ để loại bỏ rác thải bị rơi vào trong hộp. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng cục nóng, hãy liên hệ các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng điều hòa. Tự ý thực hiện khi không có chuyên môn và dụng cụ chuyên dụng thì có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 

Những chiếc điều hòa được tìm kiếm nhiều nhất hè 2022

Thị trước điều hòa hè 2022 đang sôi động hơn bao giờ hết. Những thương hiệu điều hòa tại Việt Nam đang không ngừng chiếm lấy tâm trí của khách hàng bằng những dòng sản phẩm mới với những tính năng mới tuyệt vời. Điều hòa Funiki 9000BTU, điều hòa Funiki 12000BTU, Panasonic 1 chiều, Daikin 1 chiều, điều hòa không khí LG 12000BTU, Casper 9000BTU là những dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Nếu bạn đang cần tư vấn về các loại sản phẩm trên, hãy liên hệ với dieuhoa.vip để nhận những sản phẩm mới nhất và được tiêu thụ nhiều nhất trong 2021, nửa đầu năm 2022.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *