Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng cháy điều hòa

Điều hòa không khí được coi là vật bất ly thân khi hè đến. Trung bình, mỗi chiếc điều hòa sẽ hoạt động trên 10 tiếng mỗi ngày vào khoảng 5 tháng hè. Sử dụng với tần suất cao như vậy nên hiện tượng bị cháy không phải là sự việc hiếm khi xảy ra. Đặc biệt là vào những ngày nóng đỉnh điểm, các vụ cháy đáng tiếc dẫn đến thiệt hại nhiều tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý con người. Để hạn chế những rủi ro đó, bài viết này dieuhoa.vip chỉ bạn những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điều hòa bốc khói và cách phòng ngừa tình trạng này xảy ra với căn nhà, máy lạnh nhà bạn. 

Điện áp cung cấp cho điều hòa quá yếu

Điện áp cung cấp cho điều hòa
Điện áp cung cấp cho điều hòa

Các máy điều hòa tại Việt Nam hoạt động với điện áp lý tưởng nhất là 220V. Phạm vi cho phép nằm trong khoảng 198V – 242V. Nếu điện áp này nhỏ hơn hay lớn hơn khoảng đó thì sẽ khiến quy trình hoạt động bất ổn. 

Vào mùa hè, nhu cầu về điện sẽ tăng cao đột biến. Cùng một lúc chạy nhiều thiết bị trên cùng 1 dây tải rất dễ dẫn đến hiện tượng quá tải đường dây. Và khi đã không cung cấp đủ điện thì các thiết bị sẽ hạ công suất hoạt động. Hoạt động cầm chừng hoặc chập chờn không ổn định. Lúc này, điều hòa sẽ làm lạnh kém, nhiệt độ giữa các bộ phận tăng cao do máy không được làm mát và nhiệt xuất hiện nhiều trong quá trình ma sát. Khi đạt nhiệt độ cao quá giới hạn dẫn đến bốc cháy và lan ra gây hỏa hoạn. 

Nếu nhận thấy dòng điện cung cấp cho các thiết bị không đủ, người dùng nên mua các thiết bị ổn áp. Ổn áp này có chức năng biến điện áp đầu vào thành dòng điện có điện áp nằm trong dải ổn áp. Dòng điện đi ra ổn định và có độ lớn phù hợp cho các thiết bị. Bạn có thể chọn một số thương hiệu máy ổn áp được dùng nhiều nhất tại Việt Nam như Lioa, Standa, Robot. 

Sử dụng điều hòa quá tải

Sử dụng điều hòa quá tải
Sử dụng điều hòa quá tải

Mùa hè có những giai đoạn nắng nóng cả ngày lẫn đêm. Để xua tan cái nóng, bạn lựa chọn bật điều hòa 24/7. Theo khuyến nghị của chuyên gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm điều hòa không khí thì đó là việc làm không nên. Sử dụng điều hòa liên tục cả ngày rất dễ khiến chúng quá tải. Nhiệt độ sinh ra trong quá trình ma sát, dẫn truyền tích tụ ngày càng lớn. Thêm tác động nhiệt từ bên ngoài cộng hưởng thêm sẽ là tổ hợp hoàn hảo cho cháy nổ diễn ra. 

Bất cứ một sản phẩm điện tử nào hay sinh vật trên trái đất đều cần thời gian nghỉ. Một chiếc máy cũng biết “mệt mỏi”. Giữa các khoảng thời gian làm việc người dùng nên cho chúng “nghỉ ngơi” để làm mát tự nhiên. Như vậy, chúng mới phục hồi được các chức năng và làm việc được như ngày đầu hoạt động. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người dùng cần có thời gian hô hấp trong môi trường tự nhiên sau một thời gian dài ở trong điều hòa. Như vậy, cơ thể sẽ làm quen với thời tiết thực tế, tránh sốc nhiệt điều hòa. Căn phòng sau khi mở điều hòa cần được mở để thoáng khí. Không khí và gió tự nhiên sẽ thay thế luồng khí “cưỡng ép” từ thiết bị làm lạnh. Làm bay hơi hơi nước và tiêu diệt vi khuẩn sinh sôi trong môi trường khép kín. 

Các bộ phận trong điều hòa quá bẩn

Các bộ phận điều hòa bị dính bụi bẩn dày sẽ cảm trở quá trình trao đổi nhiệt. Nhiệt tích tụ cao dễ dàng gây cháy nổ. Tấm lọc gió, lọc không khí là bộ phận bẩn điển hình. Giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này đó là tiến hành vệ sinh các bộ phận. Nếu sử dụng trên 10 tiếng 1 ngày, mỗi tháng nên vệ sinh 1 lần. Nếu sử dụng ít hơn thì có thể để 1.5 – 2.5 tháng, tùy vào thời gian khởi động trung bình và điều kiện không khí nơi bạn ở. 

Để nhiều vật liệu dễ cháy gần cục nóng 

Để nhiều vật liệu dễ cháy gần cục nóng 
Để nhiều vật liệu dễ cháy gần cục nóng

Cục nóng điều hòa hay dàn nóng là bộ phận lấy hơi nóng từ phòng và thải ra ngoài môi trường. Và đây được coi là bộ phận tỏa nhiệt. So với nhiệt độ ngoài mặt đường, nhiệt tỏa ra từ cục nóng còn cao hơn. Chắc hẳn bạn từng thấy lốp xe máy bị cháy do quá trình ma sát với mặt đường. Vậy thì những vật liệu dễ cháy mà để gần cũng nóng thì sẽ dễ dàng bị tích nhiệt và cháy. 

Cục nóng thường được để ngoài lan can, treo lên sát cạnh tường. Nếu treo lên cao thì nguy cơ cháy thấp hơn. Nhưng nếu đặt trên mặt sàn hay để dưới thấp, thêm nữa là người dùng chất đồ cũ kỹ, giấy báo bỏ đi bên cạnh thì nguy cơ bốc cháy rất cao. Lá khô, cành cây rơi rụng xung quanh nhiều. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì hãy vệ sinh khu vực cục nóng thật sạch sẽ.

Một vài bộ phận bị lỗi

Thiết bị điện tử cũng sẽ có ngày bị “đổ bệnh”. Với những bệnh có dấu hiệu dễ dàng nhận biết thì cũng dễ dàng phát hiện để xử lý. Tuy nhiên, có những lỗi xảy ra chầm chậm. Chúng chầm chậm làm giảm hiệu suất khiến người dùng không để ý. Đến một ngày không chịu được nữa nó sẽ phát ra ngoài mạnh mẽ bằng những trận chập điện, có mùi khét và cháy nổ. 

Những cái tiềm tàng khó phát hiện này mới là những cái nguy hiểm và đắt tiền. Do vậy, sản phẩm điều hòa được khuyến nghị là nên được bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của thương hiệu. 

Lỗi trong quá trình lắp đặt

Lỗi trong quá trình lắp đặt
Lỗi trong quá trình lắp đặt

Vì muốn chạy theo tiến độ, thi công thật nhanh nên một số thợ không để ý sát sao đến chất lượng dây nối, vị trí nối lỏng lẻo, sai kỹ thuật. Sau một khoảng thời gian hoạt động và chịu tác động từ nhiệt độ, ánh nắng, mưa gió làm dây điện xuống cấp, nứt gãy lớp nhựa cách điện, mối kết nối bị oxy hóa… Khi gặp mưa, ẩm ướt, độ ẩm cao thì gây chập hay phóng tia điện làm cháy. 

Để khắc phục điều này, bạn cần kiểm tra chất lượng dây dẫn và giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công lắp đặt. Hãy thử hoạt động của máy trước khi nhận bàn giao sản phẩm. 

Ai cũng xứng đáng được sống trong một môi trường an toàn. Đừng để sự chủ quan, thiếu hiểu biết của bản thân mà gây ra những hậu quả đáng tiếc. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có được những kiến thức cũng như kinh nghiệm để sử dụng điều hòa một cách thông minh. Nếu bạn cần tư vấn mua, sử dụng các loại điều hòa:

Thì hãy nhanh tay liên hệ với dieuhoa.vip để được phục vụ tận tình nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *